Ngoài giỏi ngôn ngữ ra, người phiên dịch cần có kỹ năng xem xét, phân tích hoàn cảnh nghe, bối cảnh cụ thể, người nói là ai, chức vị ra sao và ngôn ngữ cơ thể của họ như thế nào để đưa ra phần dịch chuẩn xác nhất.
“Dịch Ngôn Tồn Nghĩa’’ là Slogan của Công Ty TNHH ĐÁO DỊCH chúng tôi, chính là nhấn mạnh sứ mệnh của người phiên dịch, biên dịch khi làm công tác chuyển ngữ phải luôn chú trọng bám sát ngữ nghĩa mà người nói muốn truyền đạt.
Để dịch được trọn vẹn và chuẩn xác ý nghĩa của câu nói hoặc đoạn văn, thì người phiên dịch cần nghiên cứu học hỏi về văn hóa giao tiếp của đất nước và con người sử dụng ngôn ngữ đích, đồng thời học hỏi về ngôn ngữ hình thể để hiểu được chính xác ý nghĩa mà người nói thực sự muốn diễn đạt. Trường hợp “ý tại ngôn ngoại” là rất thường gặp trong quá trình giao tiếp.
Các nhà khoa học đưa ra một nghiên cứu cho thấy lời nói bao gồm 3 yếu tố: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và giọng điệu. Ngôn ngữ chỉ chiếm 7% tác động đến người nghe, 38% là do giọng điệu và quan trọng nhất là 55% là ngôn ngữ cơ thể (Phi ngôn ngữ).
Nhiều cuộc thử nghiệm cho thấy, một cuộc đàm phán khoảng 30 phút thì hai người nói có thể đưa ra hơn 800 thông điệp ngôn ngữ cơ thể. Và nếu không thể hiểu những ngôn ngữ này thì cả hai chỉ dừng lại ở mức độ giao tiếp thấp, và kết quả đàm phán có thể sẽ ko đạt được như mong đợi.
Chính bởi tầm quan trọng của ngôn ngữ hình thể trong khi tác nghiệp phiên dịch, mà người phiên dịch cần trang bị cho mình những hiểu biết và kỹ năng giao tiếp hình thể chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả công việc cho các đối tác khách hàng. Dưới đây là một vài gợi ý:
Kỹ thuật biểu cảm trên khuôn mặt
Con người có thể thể hiện chính mình hoặc biểu lộ cảm xúc, biểu lộ cái tôi thông qua sự biểu cảm ở khuôn mặt. Những trạng thái khác nhau biểu cảm trên khuôn mặt sẽ giúp bản thân mình tự tin hơn và dễ thành công hơn trong giao tiếp.
- Không giao tiếp mắt: Những người muốn che giấu điều gì thường không giao tiếp mắt khi nói dối.
- Nhìn lướt qua: Khi cảm thấy chán, người ta thường nhìn lướt qua người đối diện hoặc liếc nhìn xung quanh phòng.
- Nhìn sâu vào mắt người đối diện: Người nào tỏ ra bực tức với bạn hoặc hợm hĩnh thường nhìn chằm chằm vào mắt bạn.
- Duy trì giao tiếp mắt: Liên tục duy trì giao tiếp mắt cho thấy là biểu hiện của sự trung thực và đáng tin cậy.
- Hơi ngoảnh đầu: Khi chú ý đánh giá điều bạn đang nói, người đối diện sẽ hơi ngoảnh đầu sang một bên như muốn nghe rõ hơn.
- Nghiêng đầu: Hơi nghiêng đầu chứng tỏ người đó không tự tin lắm về điều vừa được nói.
- Gật đầu: Khi đồng ý với bạn, người đối diện sẽ gật đầu trong khi bạn đang nói.
- Cười: Khi cảm thấy tự tin và khi đồng ý, người ta sẽ cười với bạn một cách tự nhiên.
Giao tiếp mắt
Đôi mắt được ví là cửa sổ của tâm hồn, là yếu tố bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con người. Trong khi giao tiếp, có thể hiểu được cảm xúc người khác thông qua ánh mắt để có cách ứng xử phù hợp.
- Ánh mắt hỗ trợ ngôn ngữ nói: Ánh mắt đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm hơn, tự tin hơn, thuyết phục hơn.
- Ánh mắt thay thế lời nói: Có những điều kiện, hoàn cảnh người ta không cần nói nhưng vẫn có thể làm cho người ta hiểu được điều mình muốn nói thông qua ánh mắt.
Yêu cầu khi sử dụng ánh mắt: Phải thể hiện đúng ánh mắt mình muốn chuyển tải điều cần nói, đồng thời không nên sử dụng những ánh mắt khó chịu, soi mói, chằm chằm…
Nụ cười
Nụ cười được xem là một trang sức trong giao tiếp và cũng là phương tiện làm quen hay xin lỗi rất tinh tế, ý nhị.
Biết sử dụng nụ cười đúng lúc, hợp lý là một nghệ thuật cần được rèn luyện thường xuyên để có thể biểu cảm thông qua các kiểu cười khác nhau. Luôn nở nụ trên môi sẽ tạo được kết quả giao tiếp tốt.
Ánh mắt trong giao tiếp
Đôi mắt là bộ phận quan trọng nhất của con người. Tiếp xúc bằng mắt là điều kiện đầu tiên giúp bạn giao tiếp thành công. Tiếp xúc bằng mắt là một dấu hiệu đầy sức mạnh thể hiện sự kính trọng và quan tâm. Nếu bạn không nhìn một ai đó, họ sẽ nghĩ rằng bạn đang lo lắng, không chân thành hoặc thiếu quan tâm. Do vậy, trong khi trò chuyện, thỉnh thoảng hãy giao tiếp bằng mắt 1 đến 10 giây và hãy chú ý lắng nghe
Đôi mắt được ví là cửa sổ của tâm hồn, là yếu tố bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con người. Trong khi giao tiếp, có thể hiểu được cảm xúc của người khác thông qua ánh mắt để có cách ứng xử phù hợp. Ánh mắt đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm hơn, tự tin hơn, thuyết phục hơn. Có những điều kiện, hoàn cảnh người ta không cần nói nhưng vẫn có thể là cho người khác hiểu được điều mình muốn nói thông qua ánh mắt. Điều quan trọng là người nói phải thể hiện đúng ánh mắt mình muốn chuyển tải điều cần nói.
Trong lúc trò chuyện, việc sử dụng đôi mắt đầy “ma lực” là cách thể hiện dễ dàng nhất để người nói biết được bạn có thực sự đang lắng nghe, chú ý đến họ hay là đang … ngán đến tận cổ như thế nào. Tuy nhiên, khi bạn luôn nhìn trực diện vào người nói, ánh mắt có thể toát lên vẻ trang nghiêm hay tươi rói, nhưng người nói sẽ hết sức phấn khởi vì họ cảm nhnậ được rằng, người nghe tôn trọng, thực tâm lắng nghe và hứng thú với những điều họ đang nói. Nêú như người nghe hạn chế sử dụng ánh mắt, người ta xe đó là biểu hiện của đau yếu, có mưu toan hoặc dối trá.
Vị trí và khoảng cách trong giao tiếp
Vị trí và khoảng cách trong giao tiếp khi ngồi hoặc đứng đều thể hiện thái độ, mục đích của mỗi người. Khi đứng nói chuyện trực diện, mặt đối mặt, điều đó thể hiện bạn muốn trò chuyện thẳng thắn, thân thiện về vấn đề nào đó. Vị trí và khoảng cách giữa hai người khi trò chuyện cho thấy bạn tôn trọng không gian riêng tư của người khác. Khi bạn đứng quá gần, người nghe sẽ cảm thấy mình bị lấn át và tỏ ra không dễ chịu. Một khoảng cách hợp lý giữa hai người sẽ tạo nên sự hài hòa, thoải mái trong buổi nói chuyện. Đừng đứng quá gần – Mỗi người thoát khỏi tình trạng không tự nhiên nhờ vào người đối thoại thân thiện. Cho mọi người có khoảng không gian riêng, đừng xâm chiếm nó.
Động tác cơ thể trong giao tiếp
Cử chỉ và điệu bộ trong giao tiếp bộc lộ những suy nghĩ thầm kín, thể hiện được nhiều điều mà lời nói không làm được. Thái độ ứng xử cho biết giao tiếp bằng cử chỉ thể hiện được nhiều điều mà lời nói không làm được
Khi không thể diễn đạt được bằng lời nói, tốt hơn hết chúng ta nên sử dụng điệu bộ. Điệu bộ phản ánh chính xác, cảm giác, thái độ và ý định của con người.
Trong khi tṛò chuyện, người nói không nên mân mê quần áo, đồ trang sức hay bất ḱì vật dụng nào, v́ì điều đó cho thấy bạn đang bối rối hoặc bị phân tán tư tưởng trong quá trình tiếp xúc với ai đó.
Nhiều người có quan điểm sai lầm rằng “vung vẫy” tay càng nhiều trong lúc nói chuyện th́ì h́ình ảnh của họ càng trở nên lôi cuốn. Trong thực tế, bạn chỉ nên sử dụng bàn tay để diễn giải vấn đề thêm rõ ràng trước người nghe. Hoạt động của bàn tay trong quá tŕnh nói chuyện nên đúng mực, kết hợp khéo léo với quan điểm, thái độ bản thân, hoặc gắn kết với cao trào của câu chuyện cũng như tầm quan trọng của vấn đề.
Công Ty TNHH ĐÁO DỊCH – Công ty dịch vụ ngôn ngữ hàng đầu tại Việt Nam và các nước Châu Á.
Chúng tôi có hơn 10 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ dịch thuật, phiên dịch viên, MC song ngữ, đào tạo ngôn ngữ, giải pháp nhân sự…
Với đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn giỏi, kinh nghiệm phong phú, thái độ làm việc nhiệt tình và nghiêm túc cùng quy trình chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả, chúng tôi tin tưởng sẽ mang lại giá trị đẳng cấp cho khách hàng.
Để hợp tác với đội ngũ Phiên dịch viên/ Biên dịch viên/ MC Song ngữ của Công TY TNHH ĐÁO DỊCH cho các dự án phiên dịch sắp tới, kính mời quý khách liên hệ Đặt hàng tại đây!