LỄ HỘI TANABATA – Lễ Hội Lãng Mạn trong Văn hóa Truyền Thống Nhật Bản
Lễ hội Tanabata hay còn gọi là Lễ hội sao được tổ chức hàng năm vào ngày 7 tháng 7 dương lịch. Đây là một trong số những lễ hội lãng mạn nhất ở Nhật Bản. Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc và được biết đến ở nhiều nước trên thế giới, nhưng khi du nhập vào Nhật Bản, lễ hội Thất tịch Tanabata lại trở thành một lễ hội hấp dẫn và thú vị hơn.
Lễ hội Tanabata gắn liền với truyền thuyết về một người con gái chuyên dệt lụa lên là Orihime, vốn là con của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Một ngày nọ nàng nhìn thấy một gã chăn bò rất đẹp trai tên là Hikoboshi đi ngang qua và đem lòng yêu mến hắn, cha nàng bèn gả nàng cho chàng trai chăn bò. Nhưng vì quá say mê nhau, hai vợ chồng suốt ngày quấn quít, chẳng chịu làm việc. Orihime bỏ khung cửi lạnh tanh, còn Hikoboshi cũng để mặc đàn bò không ai chăn dắt. Ngọc Hoàng nổi trận lôi đình và bắt hai người phải rời nhau đến sống ở hai đầu của dòng sông Ngân.
Mỗi năm họ chỉ được phép gặp nhau một lần vào ngày bảy tháng bảy hàng năm. Lúc ấy đàn chim ô thước sống 2 bên bờ sông sẽ lấy thân mình làm cầu cho nàng vượt sông đến gặp chồng. Những nếu trời mưa thì nước sông Ngân sẽ dâng cao, đàn chim không thể bắc cầu nên người dân Nhật Bản đều thành tâm cầu nguyện cho trời đừng mưa, để chàng trai và cô gái được trùng phùng.
Vào Lễ hội Tanabata, người dân Nhật Bản lại trồng trước cổng những cành trúc hoặc tre tươi, trang trí bằng những dải giấy ngũ sắc hình chữ nhật (tanzaku) và viết ước nguyện của mình trên đó, thành tâm cầu nguyện, mong nó sẽ trở thành sự thật. Các cô gái sẽ mặc áo yukata đi chơi hội cùng bạn bè và đến thăm đền thờ thần Shinto. Những đôi lứa đến để cầu nguyện được bên nhau trọn đời, còn những người độc thân cũng đến để cầu mong tìm thấy trung nhân cho mình.
Khắp ở trên những con đường đến Đền thờ Shinto sẽ treo đèn hoa rực rỡ, trên những cành trúc tươi là những chùm giấy ngũ sắc được trang trí rực rỡ sắc màu, tào thành những vòm cung sặc sỡ.