Tin tức tổng hợp

Phiên dịch viên tiếng Nhật và cách làm việc của người Nhật Bản

Nghề phiên dịch là một trong những nghề có mức thu nhập cao và nhiều người mong muốn được làm việc. Tuy nhiên, tố chất của một người phiên dịch viên lại đòi hỏi khá cao, không chỉ nắm chắc về ngôn ngữ, mà còn rất nhiều yếu tố khác như khả năng giao tiếp, nắm bắt tâm lý, xử lý tình huống nhanh nhạy và hơn cả là đạo đức nghề nghiệp. Qua 10 năm làm nghề phiên dịch tôi đã trải qua không biết bao nhiêu trường hợp vui có, buồn có, vui buồn lẫn lộn đều có, nhưng có một chuyện mà đến giờ tôi vẫn nhớ mãi là bài học quý giá cho tôi khi làm việc với người Nhật.

Hồi mới vào nghề, tôi nhận được một dự án dịch kỹ thuật sản xuất cho một công ty Nhật gia công sản phẩm tại Việt Nam. Tôi rất tự tin với công việc này bởi tôi biết cả tiếng Anh và tiếng Nhật. Hôm đó, sau 2 tháng làm việc, khi phát hiện ra lỗi trong quá trình truyền đạt bị sót dẫn tới sản xuất bị ngưng lại, quản lý nhà máy đã trực tiếp đến gặp tôi và chất vấn: “Em mới vào làm thì ai theo chỉ dạy em? Việc truyền đạt thiếu này người đó có biết không vậy? Nguyên nhân do em không hiểu “chỉ thị cần truyền đạt” hay là em đã truyền đạt rồi mà nhà máy không hiểu?”. Lúc đó, tôi cảm thấy thật bực bội khi mà người quản lý này đã đến truy cứu tôi và người chịu trách nhiệm của tôi trong khi phía bên Nhật còn chưa nói gì. Tôi miễn cưỡng xin lỗi quản lý cho xong chuyện nhưng vẫn ấm ức trong lòng. Có lẽ quản lý đã nhận ra điều đó nhưng chị ấy chỉ nói một câu:”Em về tìm hiểu và học hỏi ngay cách làm việc của người Nhật đi.”

Sau này tôi mới biết, phía Nhật không gửi mail trách móc tôi mà họ gửi thẳng cho người chịu trách nhiệm tổng quát ở Việt Nam. Khi đó, đại diện đó đã hồi âm lại ngay: “Do tôi thiếu sót trong việc cử người giám sát dạy bảo em, hướng dẫn chưa cẩn thận nên để ra sơ xuất. Tôi nhận trách nhiệm và sẽ lưu ý đào tạo nhân viên kỹ lưỡng hơn nữa”.

Sau câu chuyện này tôi mới hiểu cách làm việc của người Nhật rất khác rất để chúng ta học hỏi. Đó cũng chính là: “văn hóa làm việc Nhật”

1. Phân chia trách nhiệm rõ ràng

Người Nhật có “khẩu ngữ” trong công việc là “ほうーれんーそう” viết tắt của 3 từ “báo cáo- liên lạc- bàn bạc”. Nói thẳng ra, khi có sự việc gì xảy ra muốn tránh trách nhiệm sau này, cứ phải báo cáo lại cụ thể và nhận lệnh của sếp, người ta không ghét mà ngược lại sẽ thấy mình “biết điều” và cẩn thận. Lỗi lầm của người dưới là trách nhiệm của người trên, bởi thế không lạ gì khi ở Nhật hay có họp báo xin lỗi công chúng. Giám đốc phải cúi đầu xin lỗi vì nhân viên vi phạm, người nổi tiếng xin lỗi vì quản lý làm ẩu… Nói tóm lại, trong xã hội này dù mình là một cá thể độc lập nhưng ai đó đang mang trách nhiệm về mình, cần minh mẫn nhận ra và đón nhận điều đó và đừng để người đó bị ảnh hưởng vì mình.

Không chỉ ở công ty, trong cuộc sống sinh hoạt cũng vậy, người Nhật khéo ở chỗ họ biết phân biệt trách nhiệm nằm ở chỗ nào. Trong cùng 1 tòa chung cư, nếu nhà trên con cái nhảy ầm ầm ảnh hưởng nhà dưới, chủ nhà ở nhà dưới không cần và không muốn “tay bo” với nhà trên, mà họ phàn nàn lên thẳng Ban quản lý của tòa nhà vì họ nghĩ ban quản lý mới là người có trách nhiệm ra lệnh hay dẹp bỏ những phiền toái xảy ra.

2. Khiêm tốn và sẵn sàng cúi mình

Câu “xin lỗi” là cửa miệng của người Nhật, thậm chí khi cám ơn người ta cũng nói từ “sumimasen” nghĩa là “xin lỗi”. Khi đó “cám ơn” sẽ có nghĩa là “tôi làm phiền anh quá”… Xin lỗi đối với người Nhật không có nghĩa là hạ mình, xin lỗi hoặc cúi mình cũng hàm ý tôi còn thiếu kinh nghiệm hoặc chưa hiểu hết thì xin chỉ bảo. Đối với người biết điều, biết lễ nghi thì không ai “nỡ lòng nào” không dạy bảo cho cẩn thận cả.

Xin lỗi từ việc nhỏ, thì sẵn sàng và đủ dũng khí để xin lỗi việc lớn, cúi mình và chịu trách nhiệm về lỗi của mình, cũng là một phần văn hóa công ty Nhật. Mắc lỗi không phải là sẽ bị đuổi việc, bị khinh thường, mà ngược lại còn được coi trọng hơn và được động viên hơn để công việc hoàn hảo hơn.

Người Nhật rất ít người “tự cao tự đại”, họ luôn “đánh chìm” mình xuống và nâng đối phương lên. Khi mình khen họ, chắc chắn họ ko gật gù về họ, mà họ sẽ tìm một lời khen tương ứng để khen lại mình.

3. Không được “qua mặt”

Như từ đầu có đề cập đến trách nhiệm, người dưới phải báo cáo liên lạc với người trên, cũng tương tự hàm ý người dưới không được “qua mặt” người trên. Trong giao dịch kinh doanh, nhất thiết không được đơn phương ra chỉ thị, chỉ thị phải được người liên quan chứng kiến. Trong mail, cần phải gửi thêm cho cấp trên, để ông ta đồng chứng kiến sự vận hành của nhân viên. Nói rộng hơn, ở Nhật, lĩnh vực liên quan đến môi giới không bao giờ có tình trạng “hớt tay trên” cả.

Những ai đã, đang hay sẽ làm nghề phiên dịch tiếng Nhật hãy nhớ kỹ câu chuyện này nhé, chúng sẽ có ích cho bạn trong tương lai đó.

Chuyện ngoài lề:

Nếu quý khách đang cần tuyển một nhân viên Phiên dịch tiếng Nhật chuyên nghiệp, hãy Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ. Chúng tôi tự tin đảm đương tốt các yêu cầu khó khăn nhất của khách hàng.

1- Đội ngũ phiên dịch chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm, đều là các cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ có ít nhất 03 năm kinh nghiệm tham gia nhiều dự án lớn về phiên dịch, đồng thời có kinh nghiệm làm việc thực tế.
2- Cam kết lựa chọn phiên dịch tốt nhất và phù hợp với dự án của khách hàng.
3- Đội ngũ tư vấn & chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và tận tình.
4- Luôn có sự kiểm soát chặt chẽ trong quá trình phiên dịch, xác minh thông tin chặt chẽ với khách hàng về buổi phiên dịch trước khi bắt đầu lựa chọn và phân công công việc cho phiên dịch phù hợp…
5- Cung cấp dịch vụ phiên dịch nhanh chóng ngay khi nhận được yêu cầu từ phía khách hàng, luôn có sự trao đổi xác thực thông tin giữa hai bên trước và sau khi cung cấp dịch vụ.
6- Cam kết dẫn đầu về giá nhằm tiết kiệm chi phí của khách hàng trong từng dự án.
7- Bảo mật tuyệt đối với thông tin của khách hàng.

?: Tầng 2, số 173 Đường Đình Thôn, P. Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
☎️: 0382 78 78 68
?: Phiendichvienpro@gmail.com